Văn Phòng Luật Sư (VPLS) Phạm Quốc Hưng

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ PHẠM QUỐC HƯNG

386/3D Lê Văn Sỹ, P.14, Quận 3, TP HCM

VÌ MỘT NỀN CÔNG LÝ NGÀY CÀNG SÁNG TỎ

KHÔNG THỂ ĐỨNG TRÊN PHÁP LUẬT

dd20
KHÔNG THỂ ĐỨNG TRÊN PHÁP LUẬT

Đó là bài viết đăng tải trên trang điện tử của Báo Thanh niên ngày 7/4/2022.

Tôi vẫn thường nghe câu nói này từ rất nhiều người trong cuộc sống. Nhưng bằng cách nào?! Khi bạn đưa ra chủ trương nhưng lại không kèm theo cách thức đạt được thì không thể thẩm thấu vào lòng người!

Cá nhân tôi tin rằng: Để không ai có thể đứng trên pháp luật trước hết pháp luật phải “tối thượng” về cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.

Sự tối thượng chỉ có và giữ được khi được ban hành bởi một cơ quan “tối cao” độc lập. Sự độc lập ở đây là yếu tố tiên quyết, bởi lẽ suy cho cùng pháp luật là lẽ phải, lẽ công bằng. Sẽ không đạt được sự công bằng, bình đẳng nếu cơ quan cao nhất không độc lập với các cơ quan khác. Hầu hết các nước trên thế giới đều trao quyền ban hành pháp luật cho Quốc hội (Hạ viện), nước ta cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, vấn đề ở chỗ kỹ thuật làm luật của Quốc hội nước ta (i) Chưa thể độc lập. Chưa thể là vì số lượng ĐBQH chuyên trách (chuyên nghiên cứu và ban hành pháp luật) ít hơn các đại biểu bán chuyên trách [đến từ các cơ quan hành pháp, tư pháp và các cơ quan khác trong hệ thống chính trị nước ta]. Đó là lý do vì sao Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khoá 14 đã ban Nghị quyết số 1185/NQ-14 ngày 11/1/2021 tăng số ĐBQH chuyên trách lên 35 – 40%. Dù con số này vẫn còn khá khiêm tốn, nhưng nó là bước tiến quan trọng để tiến đến con số cao hơn trong tương lai (tôi luôn tin như thế!). (ii) Trao quyền ban hành văn bản dưới luật (Nghị định, Thông tư, Quyết định, Nghị quyết, Pháp lệnh…) cho các cơ quan khác. Cách trao quyền này sẽ làm mất đi ý nghĩa của việc tăng số lượng ĐBQH chuyên trách, vì suy cho cùng có chuyên trách đến mấy thì các văn bản dưới luật vẫn do các ĐB bán chuyên trách biên soạn. Luật ban hành cần “phủ sóng”, “len lỏi”, “soi chiếu” vào “mọi nẻo đường và vạn mảnh đời”, nhưng ở đây chúng ta chưa làm được điều đó nên mới cần các văn bản hướng dẫn dày đặc như “cánh tay nối dài” của luật để phát huy hiệu quả hơn. Kỹ thuật này vô hình trung làm mất đi tính độc tôn quyền lực trong việc ban hành pháp luật độc lập của Quốc hội. Khi một cơ quan không tối thượng cũng có thể ban hành ra sản phẩm mà lẽ ra chỉ có cơ quan cao nhất là Quốc hội mới có quyền ban hành thì không những ảnh hưởng đến tính tối cao của Quốc hội mà sản phẩm tối thượng do Quốc hội ban hành cũng bị lu mờ [đôi khi bị lấn lướt!] bởi chính “cánh tay nối dài” của các cơ quan khác mới thật sự “chạm” tới các quan hệ xã hội.

Không ai có thể đứng trên pháp luật là một chủ trương đúng đắn. Muốn vậy, phải giữ tính tối thượng độc lập và độc tôn quyền lực ban hành pháp luật của Quốc hội. Thực hiện được điều này sẽ triệt tiêu tính “tuỳ tiện”, “cảm hứng” ban hành vô tội vạ “giẫm đạp”, mâu thuẫn chồng chéo miễn “có lợi cho ngành mình quản lý” của các cơ quan khác. Khi đó pháp luật sẽ luôn độc lập, công bằng, và tự khắc sẽ tối thượng đến mức không ai có thể ngồi xổm lên được!

Ngoài ra, chủ trương “KHÔNG AI CÓ THỂ ĐỨNG TRÊN PHÁP LUẬT” cón cần được thể hiện Ở GIAI ĐOẠN THI HÀNH LUẬT, NHẤT LÀ Ở KHÂU THỰC THI CÔNG LÝ, BẢO VỆ PHÁP LUẬT, PHÁP CHẾ XHCN. Nơi này nơi kia vẫn có trường hợp cơ quan và người tiến hành tố tụng thực thi sai quy định pháp luật. Vai trò của luật sư không được tôn trọng đúng như những gì pháp luật quy định ( Thậm chí trong một phiên toà công khai, có thẩm phán phát biểu  Toà nghe , VKS nghe được là được, luật sư nghe được không, không quan trọng ?! ) Và cũng vẫn còn những bản án tuỳ tiện bất chấp pháp luật…(?!)  Về vấn đền này, chúng tôi  sẽ nêu tiếp sau và cũng mong nhận được đóng góp của các bạn …. Bài xin gửi về Website vplsphamquochung.vn

Thực tập luật sư Vĩnh Lộc

Đây là nhận định của cá nhân tác giả, không phải nhận định của VPLS Phạm Quốc Hưng

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan

Translate »