Thứ nhất: Ai có đủ năng lực hành vi dân sự đều có thể làm chứng. Vậy Luật sư tất nhiên có thể làm chứng! Còn việc Luật sư làm chứng sai, chứng gian, làm chứng với hàm ý cố tình để người khác hiểu lầm … thì Luật sư đó chịu trách nhiệm và bị xử lý theo quy định pháp luật.
Thứ hai: Việc có người hoặc cơ quan, tổ chức… hiểu lầm sự làm chứng của Luật sư có giá trị pháp lý như Công Chứng, Chứng Thực thì là lỗi của cá nhân, cơ quan, tổ chức đó , chứ không phải lỗi của Luật sư (trừ trường hợp cố tình làm chứng gây hiểu lầm ..). Việc cấm Thừa Pháp Lại không được lập vi bằng, đối với những giao dịch liên quan đến nhà đất là sai vì không dựa trên cơ sở pháp lý nào. Không thể vi sự hiểu lầm của người khác mà cấm Thừa Phát Lại thực hiện quyền của mình.!
Thứ ba: Việc Luật Đất đai, Luật Kinh doanh Bất Động Sản quy định mọi giao dịch dân sự liên quan đến đất đai, nhà ở phải được công chứng, chứng thực mới có giá trị pháp lý ( vì nội dung những văn bản được công chứng chứng thực là tình tiết sự kiện không phải chứng minh, theo Điều 97 Bộ Luật TT Dân Sự ) không có nghĩa là cấm mọi người không được làm chứng hay việc làm chứng của Luật sư trong những văn bản đó là bất hợp pháp! Điều khác nhau là : Văn bản có công chứng, chứng thực đương nhiên có giá trị pháp lý. Tòa án, cơ quan nhà nước… đều phải công nhận. Còn văn bản , có sự làm chứng của Luật sư , chỉ là chứng cứ để được Tòa án, cơ quan nhà nước xem xét , theo quy định pháp luật ….