Văn Phòng Luật Sư (VPLS) Phạm Quốc Hưng

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ PHẠM QUỐC HƯNG

386/3D Lê Văn Sỹ, P.14, Quận 3, TP HCM

VÌ MỘT NỀN CÔNG LÝ NGÀY CÀNG SÁNG TỎ

TIỂU TAM CÓ BỊ TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ

dd2
TIỂU TAM CÓ BỊ TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ

Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về cụm từ “tiểu tam” nhưng theo cách hiểu đơn giản và phổ biến nhất “tiểu tam” là cụm từ dùng để chỉ về người thứ ba xen vào mối quan hệ tình cảm của hai người phá vỡ cuộc sống hạnh phúc của họ ( họ là chỉ các cặp đôi hoặc là vợ chồng). Và dưới góc độ của bài viết này chỉ xét trường hợp “tiểu tam” là người thứ ba xen vào làm rối loạn, phá hoại mối quan hệ vợ chồng.

Khác với quan hệ tình cảm là chỉ trên cơ sở tự nguyện, hôn nhân còn được pháp luật bảo vệ. Vợ chồng sau khi kết hôn để cùng nhau chung sống và xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững. Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau,…Những điều này được quy định trong Luật hôn nhân và gia đình.

Bất cứ ai cũng hiểu được tầm quan trọng của gia đình trong mỗi con người và cả xã hội. Gia đình là cái nôi nuôi dưỡng mỗi con người giúp chúng ta lớn khôn, phát triển. Và con người càng phát triển thì xã hội ngày càng văn minh. Thế nên việc xâm phạm, phá hoại mối quan hệ hôn nhân hay gia đình là một hành vi đáng lên án cả về đạo đức và pháp luật.

Gần đây trên mạng xã hội dậy sóng với drama của một ca sĩ và một đại gia đã có gia đình và cô ca sĩ này cũng đã thừa nhận về hành vi quan hệ với người đàn ông đã có vợ. Từ xa xưa thì việc chen chân phá hoại vào mối quan hệ hôn nhân của người khác đã không còn quá xa lạ với chúng ta. Nhưng điều đáng nói ở đây chính là thái độ của cả người được coi là tiểu tam và dư luận xã hội. Xét đến tiểu tam là một người ca sĩ có danh tiếng, có trình độ văn hóa thế nhưng cô ấy vẫn chấp nhận quan hệ với người đàn ông dù biết đã có gia đình có  vợ, có con. Khi sự việc được công khai cô ấy cũng thừa nhận hành vi của mình mà không sợ hãi và không một lời xin lỗi gửi đến người vợ và những đứa con trong gia đình mà cô ấy đã làm đảo lộn và xáo trộn.

Còn về dư luận xã hội thì có nhiều ý kiến trái chiều khác nhau, một bộ phận cá nhân khá đồng tình với cô ấy, họ cho rằng: “trong tình yêu người nào không được thương thì người đó được xem là người thứ ba” hay “nếu có người cho bạn mười mấy tỷ bạn có hành động giống cô ấy không, đừng vội chê trách người ta có chăng là bạn chưa đủ đẹp để người khác cho mười mấy tỷ,..”,…

Những ý kiến loại này thể hiện sự xuống cấp về đạo đức , cũng như sự kém hiểu biết vế pháp luật của một bộ phận cư dân mạng ?! Quả thật chẳng biết nói gì cả ???!!

Thế nhưng “trong tình yêu người nào không được yêu thì được xem là người thứ ba” Cứ cho nhận định này là đúng, thì chỉ trong tình yêu thôi, còn ở đây mối quan hệ này là quan hệ hôn nhân, quan hệ gia đình, được pháp luật công nhận và bảo vệ. Đây phải chăng là cách nhìn nhận lấp liếm, ngụy biện cho hành vi trái đạo đức, trái pháp luật của mình. Tại sao khi học lớp 3 ta đã được học về đạo đức mà đến năm nhất đại học mới học pháp luật đại cương? Trên cả pháp luật là đạo đức con người, con người sống trong một xã hội phải tuân thủ các quy tắc của xã hội đó nhất là về đạo đức, đến cả con thú trong rừng có cũng phải tuân thủ các quy tắc của rừng xanh. Mà chưa kể hành vi này còn vi phạm cả pháp luật.

Nếu cứ để mặc sự việc này diễn ra có thể sẽ nguy hại đến suy nghĩ của một bộ phận giới trẻ kéo theo cả một hệ lụy trượt dài về sự suy thoái đạo đức dẫn đến vi phạm pháp luật.

Mặc dù Điều 182 BLHS tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng quy định: “1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc sống chung như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 1 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm: a/ làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn; b/ đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm…”.

Như vậy không chỉ người đàn ông mà cả tiểu tam đều có thể vi phạm điều 182 BLHS và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu người vợ ly hôn hoặc khi đã có xử phạt vi phạm hành chính mà vẫn tiếp tục vi phạm.

Phải chăng như vậy là quá nhẹ nhàng với kẻ phá hoại và kẻ phản bội ???

TT.B. Trăm

Đây là nhận định cá nhân của tác giả, không phải nhận định của VPLS Phạm Quốc Hưng

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan

Translate »